2 Mẫu tấm nhựa lợp dàn lan được nhiều người sử dụng
16/09/2020 15:36Để có thể tạo ra môi trường phát triển tốt cho cây hoa lan thì nhiều hộ nông dân đã sử dụng mô hình nhà kính để canh tác. Màng nhà kính là loại vật tư được sử dụng hàng đầu cho việc lợp mái nhà kính nông nghiệp. Ngoài ra, một số hộ canh tác còn sử dụng các loại tấm nhựa lấy sáng để lợp mái cho nhà kính trồng lan và đã mang lại những hiệu quả tốt hơn trong quá trình vận hành. Cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 Mẫu tấm nhựa lợp dàn lan được nhiều người sử dụng trong bài viết dưới đây nhé.
- Xem thêm: Bảng giá bán tấm nhựa lấy sáng lợp dàn trồng lan hiệu quả
- Cùng chủ đề : Mái nhựa vườn lan nên sử dụng tấm lợp nào?
Ưu điểm khi sử dụng tấm nhựa lợp dàn lan
- Có khả năng xuyên sáng tốt giúp cung cấp lượng ánh sáng đầy đủ cho cây lan phát triển và ra hoa
- Chịu được các tác động lớn từ các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió lớn, bão, mưa đá,...
- Độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài dưới những tác động liên tục của môi trường và thời tiết
- Có khả năng ngăn ngừa tia cực tím có hại từ mặt trời lên cây hoa lan
- Giữ nhiệt tốt nên giúp cây lan không bị quá lạnh vào ban đêm và những ngày rét
- Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà kính
- Ngăn ngừa được các loại côn trùng, động vật phá hoại cây
- Phòng trừ các loại sâu bệnh tiếp cận và lây nhiễm cho cây lan
- Có tính linh hoạt cao, dễ thi công lắp đặt theo các cấu trúc khung
- Ít bị bám bụi và có thể dễ dàng vệ sinh làm sạch
- Khả năng chống thấm nước, chống bị ăn mòn cao
- Có nhiều chủng loại với các kích thước và độ dày khác nhau để lựa chọn
2 Mẫu tấm nhựa lợp dàn lan được nhiều người sử dụng
Tấm nhựa lấy sáng đặc ruột
Tấm nhựa lấy sáng dạng đặc ruột có cấu trúc dạng tấm phẳng cứng và có khả năng uốn dẻo của một loại nhựa polymer. Điểm nổi bật hàng đầu của dạng đặc ruột là độ cứng cực kỳ cao khi có thể chịu được các lực tác động gấp hơn 200 lần so với tấm kính thủy tinh có cùng độ dày.
Khổ rộng thông dụng của tấm lợp lấy sáng poly dạng đặc ruột là 1m22 và 1m52 cùng, còn chiều dài tấm là 20m hoặc 30m. Do độ dài quá lớn nên sau khi được sản xuất nó sẽ được cuộn tròn lại để thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu kho và lắp đặt
Độ dày của tấm poly đặc dao động từ 2mm đến 10mm và với ứng dụng trồng lan thì độ dày tấm lợp poly phù hợp sẽ từ 2mm đến 5mm. Độ dày này vẫn có thể đảm bảo khả năng bảo vệ tốt cho cây cũng như khả năng uốn của vật liệu. Tuy nhiên, nếu quyết định lựa chọn tấm độ dày cao thì sẽ phải gặp khó khăn hơn trong quá trình lắp đặt và vận chuyển.
Tấm nhựa poly rỗng ruột
Tấm nhựa poly rỗng ruột có cấu tạo đặc biệt với nhữnng lỗ rỗng thoáng khí ở giữa và vách ngăn hai bên . Tuy không cứng và chịu lực bằng tấm poly đặc nhưng khả năng uốn dẻo của tấm poly rõng sẽ nhỉnh hơn và giúp cho việc thi công lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.
Giá thành của dạng rỗng ruột thường rẻ hơn dạng đặc ruột nên cũng là nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn để sử dụng. Trọng lượng cửa nó cũng sẽ nhẹ hơn so với tấm poly đặc nên giúp việc vận chuyển và mang vác trong quá trình thi công giảm được công sức lao động.
Tấm poly dạng rỗng có nhiều chủng loại và độ dày nên tùy vào nhu cầu có thể lựa chọn loại phù hợp. Kích thước tấm thông dụng là 2m1x5m8 với các độ dày 4mm, 5mm, 6mm, 10mm. Màu trong suốt sẽ là lựa chọn thích hợp để lợp mái trồng lan vì nó sẽ cho khả năng truyền sáng tốt lên đến 90% và có thể loại bỏ được tia cực tím có hại cho cây trồng.
Qua thông tin về 2 Mẫu tấm nhựa lợp dàn lan được nhiều người sử dụng có thể thấy việc sử dụng loại vật liệu này có thể mang lại khả năng bảo vệ hiệu quả cho cây lan trong khoảng thời gian lâu dài. Trở ngại lớn nhất khi sử dụng mô hình này đó chính là chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao nên các hộ canh tác quy mô nhỏ thường sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu như giải quyết được vấn đề này và duy trì được khả năng canh tác lâu dài thì hiệu quả của nó mang lại sẽ rất cao.